1. Giới thiệu tác giả
Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản (Xuất bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên)
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên)
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Trên cơ sở phân tích, bình luận các quy định của luật thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 cùng các văn bản pháp luật có liên quan đến chế định hợp đồng thương mại và đầu tư,cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư những vấn đề pháp lý cơ bản” do TS. Nguyễn Thị Dung biên soạn lần đầu năm 2008 và được tái bản năm 2009, góp phần đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong việc tìm hiểu và áp dụng luật thương mại và đầu tư trong cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, với sự phát triển của các quan hệ thương mại cùng việc nhiều văn bản pháp luật được ban hành mới (như Bộ luật dân sự năm 2015, Luật đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018,2019..), để tiếp tục đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư của nhiều đối tượng bạn đọc, tập thể tác giả đã cập nhật, bổ sung nội dung cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư những vấn đề pháp lý cơ bản”.
Như vậy, trong lần xuất bản thứ ba này, cuốn sách được các tác giả cập nhật các quy định liên quan đến chế định hợp đồng của luật thương mại của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2017, 2019; luật doanh nghiệp 2014, luật đầu tư năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2016, 2017,2018, 2019; Bộ luật dân sự năm 2015…cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần 1. Tổng quan pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư
Chương 1. Những vấn đề chung và sự thống nhất pháp luật về hợp đồng
1. Nhận thức cần thiết về hợp đồng trong thương mại và đầu tư
2. Sự thống nhất pháp luật về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
Chương 2. Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật, thói quan và tập quán thương mại trong quan hệ hợp đồng
1. Nguồn luật và cấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng
2. Một số lưu ý trong áp dụng pháp luật, thói quen trong hoạt động thuong mại và tập quán thương mại
Chương 3. Phòng tránh rủi ro và những vấn đề cốt yếu cấn chú ý khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại
1. Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại – những vấn đề chính cần lưu ý
2. Phòng tránh rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng
Phần 2. Một số loại hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản
Chương 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa và một số kinh nghiệm trong soạn thảo, ký kết, thực hiện
1. Đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2. Kinh nghiệm soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
3. Một số lưu ý khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 5. Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và một số kinh nghiệm trong giao kết, thực hiện
1. Nhận diện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng đại lý
3. Luật áp dụng đối với hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
4. Một số tranh chấp thường phát sinh khi thực hiện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và lưu ý cho các bên
Chương 6. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Khái quát về bán hàng đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp
2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Chương 7. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và một số bình luận từ góc độ lý luận và thực tiễn
Chương 8. Hợp đồng thành lập và góp vốn công ty
Chương 9. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương 10. Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng dịch vụ Logistics
Chương 11. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Chương 12. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chương 13. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Chương 14. Hợp đồng thương mại điện tử
Chương 15. Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
Phần 3. Một số vấn đề cơ bản về đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong hoạt động thương mại và đầu tư
Chương 16. Một số vấn đề cơ bản về đàm phán và soạn thảo hợp đông trong hoạt động thương mại
Phần 4. Một số mẫu hợp đồng cụ thể
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, các tác giả đã thiết kế các mẫu hợp đồng thông dụng trong thương mại và đầu tư, bao gồm:
– Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
– Mẫu hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
– Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
– Hợp đồng góp vốn công ty
– Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
– Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
– Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại
– Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Dưới đây Luật Minh Khuê chia sẻ một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại quy định trong Luật thương mại hiện hành để bạn đọc tham khảo:
Điều 172. Quyền của bên giao đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:
1. ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;
2. Ấn định giá giao đại lý;
3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Điều 174. Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản” đã trình bày khá toàn diện các vấn đề xoay quanh hợp đồng trong thương mại và đầu tư: tổng quan pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư với 4 phần chính các tác giả đã trình bày và bình giải các quy định pháp luật cũng như những lưu ý trong thực tiễn khi soạn thảo, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng đối với các bên trong giao dịch. Điều này giúp bạn đọc có được tài liệu tham khảo toàn diện về các giai đoạn trong việc xác lập – ký kết- thực hiện hợp đồng thương mại và đầu tư.
Cuốn sách cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu, cụ thể về các loại hợp đồng cơ bản trong hoạt động thương mại và đầu tư tại nước ta. Ngoài ra, cuốn sách cũng giới thiệu những kỹ năng cơ bản khi soạn thảo, ký kết hợp đồng cùng các mẫu hợp đồng phổ biến trong hoạt động thương mại và đầu tư, giúp các bên trong hợp đồng thuận tiện trong việc ứng dụng và phòng, tránh được những rủi ro pháp lý, giảm thiểu các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
Có thể coi cuốn sách là cẩm nang pháp lý về hợp đồng trong thương mại và đầu tư đối với bạn đọc.
5. Kết luận
Cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản (Xuất bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)” do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên) có ý nghĩa thực tiễn đối với bạn đọc, nhất là những người tham gia trực tiếp quan hệ thương mại và đầu tư, những người hành nghề tư vấn pháp lý.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản”.
Reviews
There are no reviews yet.